Giám sát và Đánh giá Nghiên cứu của Quỹ Bloomberg về An toàn Đường bộ Toàn cầu giai đoạn 2015 - 2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trên thế giới, hàng năm TNGT đường bộ đã làm cho hơn 1,2 triệu người thiệt mạng, và đưa TNGT đường bộ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMICs) trong đó có Việt Nam. Hàng năm, Việt nam có hơn 10,000 người tử vong và hàng nghìn người bị thương do TNGT đường bộ, gây thiệt hại 2,9% GDP quốc dân. Theo báo cáo của cảnh sát giao thông, trong năm 2015 có 22,326 vụ tai nạn giao thông gây ra 8,435 người tử vong và 20,815 người bị thương. Trong đó, số vụ va chạm do xe máy chiếm 69% và do xe ô tô chiếm 25%. Những nguyên nhân chính gây ra tai nạn là do vi phạm làn đường, chạy quá tốc độ, uống rượu bia và lái xe, và sử dụng điện thoại trong khi lái xe. 

Vào cuối năm 2007, Việt Nam đã thành công trong việc đưa Luật quy định mũ bảo hiểm thực thi với người điều khiển xe mô tô, kết quả cho thấy tỷ lệ người đội mũ bảo hiểm từ 20% tăng lên 95% trên toàn quốc. Điều này đã tác động tích cực đến tỷ lệ tử vong và chấn thương sọ não do TNGT đường bộ. Hiện nay, chất lượng mũ bảo hiểm là một vấn đề quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu và chính phủ bởi vì mũ bảo hiểm không đạt chất lượng được sử dụng thường xuyên và những loại mũ này sẽ không bảo vệ được người sử dụng khi có tai nạn xảy ra. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan quốc tế cũng quan tâm đến vấn đề uống rượu bia và lái xe. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 30% số vụ tai nạn giao thông và 60% trường hợp nhập viện có nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép2

Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định chặt chẽ về nồng độ cồn (BAC) đối với người đều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường. Nghị định 171 của chính phủ đã thông qua các quy định và hướng dẫn thực hiện về kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông tại Việt Nam. Nghị quyết số 46/2016/ND-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực vận tải đường bộ và đường sắt năm 2016, hình thức xử phạt đã tăng lên nhưng số trường hợp TNGT đường bộ do rượu bia gây ra vẫn còn đáng kể.

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong cuối thập kỷ qua, số lượng xe cơ giới tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi năm gia tăng 16.3% xe cơ giới. Điều quan trọng là số lượng xe máy đã tăng lên tới 17.5%.  Tại Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2014, đã có hơn 37 triệu xe máy đăng ký, chiếm gần 95% tổng số xe đăng ký. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi hơn 70% số tử vong do tai nạn giao thông xảy ra là người điều khiển và hành khách ngồi trên xe máy. Lái xe vượt quá tốc độ là 1 trong những vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam, 9% tổng số TNGT đường bộ là do lái xe vượt quá tốc độ (theo thống kê Bộ Giao thông Vận Tải, năm 2015). Lái xe vượt quá tốc độ gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, gần đây, có nhiều vụ TNGT trên đường cao tốc đã gây ra số lượng lớn người tử vong và chấn thương. Cùng với sự gia tăng về số lượng xe máy, số lượng xe ô tô cũng tăng nhanh, với hơn 2 triệu xe ô tô đã đăng ký. Do đó, thắt dây an toàn là một vấn đề chính khác ở Việt nam, có rất ít người sử dụng dây an toàn thường xuyên khi lái xe ô tô bởi vì thói quen cá nhân, thiếu nhận thức và hình thức xử phạt thấp đối với người lái xe ô tô không thắt dây an toàn (mỗi trường hợp xử phạt hành chính khoảng 200,000 VNĐ).

Cùng với các hoạt động của chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội an toàn giao thông đường bộ (GRSP), tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và một số tổ chức khác cũng đã thực hiện một số chương trình nhằm cải thiện vấn đề TNGT đường bộ tại Việt Nam.

Nghiên cứu này sẽ được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh nhằm theo dõi 4 yếu tố nguy cơ chính của TNGT đường bộ, bao gồm: uống rượu bia và lái xe, lái xe vượt quá tốc độ, sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng đối với người điều khiển và hành khách ngồi trên xe máy, và không thắt dây an toàn đối với người điều khiển và hành khách ngồi trong xe ô tô. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin hữu ích để thực hiện các dự án an toàn giao thông đường bộ và cũng như thực thi luật giao thông đường bộ tại Việt Nam.

1. World Health Organization,Injuries and Violence: The fact, 2014

2. World Health Organization,Saving lives on the roads of Viet Nam, November 2012 http://www.who.int/features/2012/saving_lives_vietnam/en/ Accessed May, 2015