Tai nạn giao thông đường bộ - những con số biết nói

Mỗi năm có khoảng 1,25 triệu người chết do tai nạn giao thông đường bộ. Những chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm người trẻ tuổi từ 15 – 29. Khoảng 90% các trường hợp tử vong liên quan đến đường bộ trên thế giới xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, theo ước tính những nước này chỉ chiếm 1 nửa phương tiện giao thông toàn cầu. Một nửa trong số những người chết trên đường bộ là “nhóm người dễ bị tổn thương”, người đi bộ, người đi xe đạp và xe máy. Nếu không có hành động, tai nạn giao thông đường bộ được dự đoán là nguyên nhân đứng thứ 7 gây tử vong vào năm 2030.

Những đối tượng nguy cơ cao mắc chấn thương giao thông đường bộ

  • Tình hình kinh tế xã hội: Hơn 90% các trường hợp tử vong từ các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ cao nhất thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp và trung bình trong khu vực châu Phi. Thậm chí trong những nước thu nhập cao, những người thuộc nhóm có thu nhập thấp cũng có nguy cơ mắc va chạm do tai nạn giao thông cao hơn.
  • Về tuổi: Những người trong độ tuổi từ 15 đến 44 chiếm tỷ lệ 48% các ca tử vong do tai nạn giao thông toàn cầu.
  • Về giới: Trong nhóm tuổi trẻ, nam giới có nguy cơ mắc va chạm tai nạn giao thông cao hơn nữ giới. Nam giới chiếm khoảng 2/3 (73%) trong tổng số các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông đường bộ. Trong số những người trẻ điều khiển phương tiện, nam giới trẻ dưới 25 tuổi có nguy cơ cao gấp 3 lần nữ giới trong các trường hợp tử vong do va chạm xe hơi.

Các yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm tai nạn giao thông đường bộ

  • Tốc độ: Sự tăng tốc độ trung bình liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng và hậu quả của một vụ tai nạn giao thông đường bộ.
  • Uống rượu và lái xe: Uống rượu và lái xe là tăng gấp đôi nguy cơ va chạm, các chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong.
  • Đội mũ bảo hiểm: Đội mũ bảo hiểm đúng cách có thể làm giảm 40% nguy cơ tử vong và 70% nguy cơ các chấn thương đường bộ.
  • Dây an toàn: Thắt dây an toàn làm giảm nguy cơ tử vong cho hành khách trước chỗ ngồi từ 40% đến 50% và hành khách phía sau chỗ ngồi trong khoảng từ 25% đến 75%.

(Nguồn WHO)