Nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông tại 3 tỉnh Yên Bái, Đà Nẵng và Bình Dương năm 2007

Mối liên quan giữa rượu bia với thương tích đã được đề cấp đến trong rất nhiều nghiên cứu. Hằng năm, nghìn trường hợp tử vong do thương tích có chủ đích và không chủ đích có liên quan tới rượu bia, và rượu bia chiếm tới 30% số thương tích ở người lớn nhập viện, và đặc biệt là những trường hợp phải vào phòng cấp cứu. Vấn đề rượu bia với thương tích đang là báo động đặc biệt ở nhiều nước đang phát triển, nơi mà lượng tiêu thị rượu bia đang tăng lên, tỷ lệ thương tích quá cao, và các chính sách y tế vẫn chưa được hiểu và nghiên cứu rõ trong việc xây dựng các chính sách phòng ngừa đúng, và hệ thống ghi chép và báo cáo về các trường hợp sử dụng rượu bia vẫn còn thiếu ở nhiều nước đang phát triển và phát triển, và Việt Nam là không ngoại lệ. Nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông được lựa chon tại 3 tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam là một trong những nghiên cứu về lĩnh vực TNTT giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những định hướng, lựa chọn và ưu tiên tốt hơn nữa trong chương trình phòng chống TNTT ở Việt Nam, các mục tiêu của Nghiên cứu là:

  1. Mô tả thực trạng chấn thương giao thông đường bộ dựa trên số liệu tại bệnh viện và cảnh sát giao thông từ tháng 10/2006 – 10/2007.
  2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và sự chấp nhận dội mũ bảo hiểm, kiểm soát bia rượu khi lái xe máy của các thành viên sử dụng xe máy thường xuyên trong hộ gia đình và những người lái xe ôm.
  3. Đánh giá năng lực hiện nay của cảnh sát trong việc thực thi pháp luật đội mũ bảo hiểm và quy định kiểm soát rượu bia đối với người lái xe máy.
  4. Điều tra năng lực hiện nay của hệ thống bệnh viện trong việc xác định và ghi nhận việc đội mũ bảo hiểm và xác định tình trạng sử dụng bia rượu nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông.
  5. Đánh giá thái độ và sự chấp nhận của một số chủ nhà hàng về chính sách kiểm soát việc sử dụng bia rượu.

Địa điểm triển khai nghiên cứu: Yên Bái; Đà Nẵng và Bình Dương

Thời gian dự kiến tiến hành nghiên cứu: 5 tháng (2007 - 2008)

Đơn vị tài trợ: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)