TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH

    VÀ PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG

Hội thảo "Nghiên cứu và sử dụng số liệu trong xây dựng chính sách liên quan đến phòng chống tai nạn thương tích 30/10/2017"

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác về Nghiên cứu phòng chống tai nạn thương tích tại Việt Nam giữa trường đại học Johns Hopkins và đại học Y tế Công cộng. Ngày 30/10/2017, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương, trường ĐH Y tế Công cộng đã tổ chức hội thảo khoa học "Nghiên cứu và sử dụng số liệu trong xây dựng chính sách liên quan đến phòng chống tai nạn thương tích". Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia đến từ đầu ngành trong lĩnh phòng chống tai nạn thương tích: PGS. TS Abdul Bachani - đại diện từ trường Đại học Johns Hopkins, GS. TS Bùi Thị Thu Hà - Hiệu trưởng trường ĐH Y tế Công cộng, đại diện của các cơ quan nhà nước: Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, Bộ Y tế,  đại diện của các Tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước, như: Tổ chức Y tế Thế giới, Hiệp hội An toàn Đường bộ Toàn cầu, cùng các đại diện các cơ quan truyền thông báo chí.

Thông qua hội thảo này, các kinh nghiệm về ứng dụng số liệu trong vận động chính sách và triển khai nghiên cứu phòng chông TNTT trên thế giới, đặc biệt ở nhóm nước thu nhập thấp và trung bình được chia sẻ. Đây là những bài học quý giá để xác định nhu cầu, định hướng nghiên cứu và sử dụng số liệu trong hoạt động phòng chống TNTT tại Việt Nam trong tương lai.

PGS. TS Bùi Thị Thu Hà phát biểu mở đầu Hội thảo  
"Chúng ta biết rằng TNTT là trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu gây nên bệnh tật và tử vong tại Việt Nam. Với mức độ nghiêm trọng của vấn đề này thì hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều giải pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc cũng như tử vong do TNTT gây ra. Trường Đại học Y tế công cộng là một trong các đơn vị vinh dự là thành viên của mạng lưới TNTT cùng với Ủy ban ATGT, Cục Bảo vệ Chăm sóc TE, WHO, ... Chúng tôi với chức năng nghiên cứu cung cấp các bằng chứng cho các chính sách của BYT về phòng chống TNTT tại Việt Nam. Hội thảo này cũng là một kênh để chúng tôi truyền tải các dữ liệu, thông tin nghiên cứu tới các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng trong công tác phòng chống TNTT".

TS. Vũ Thị Kim Hoa, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em cũng nhấn mạnh rằng “sử dụng số liệu, bằng chứng để xây dựng các chính sách nói chung và đặc biệt trong phòng chống TNTT Trẻ em là rất quan trọng, bởi vì nhờ các bằng chứng này mà vấn đề TNTT ở Trẻ em đã được Chính phủ và Quốc hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế, Bộ Lao động và các bộ liên quan xây dựng các chương trình chiến lược liên quan đến phòng chống TNTT ở trẻ em, chúng tôi đã có sử dụng những số liệu được đánh giá bởi TT Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương đã chia sẻ về các bằng chứng chi phí hiệu quả, gánh nặng chấn thương toàn cầu, … Bà cũng đưa ra những thách thức chúng ta sẽ đối mặt trong giai đoạn tiếp theo như: phát triển kiến thức, kỹ năng phòng chống TNTT của cộng cộng, thực thi các quy định nhà nước, vấn đề về nguồn lực, và sự phối hợp liên ngành,…"

Tiếp nối chương trình PGS. TS Abdul Bachani điểm qua về thực trạng TNTT cũng như các chương trình hoạt động phòng chống TNTT đã và đang thực hiện, những cơ hội và thách thức trong thời gian tới. 

 

TS. Trần Hữu Minh - Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn GT cũng có bài tham luận về thực trạng TNGT tại Việt Nam, các chính sách và chương trình can thiệp phòng chống TNGT trong những năm qua. Ông cũng cho biết trong giai đoạn tiếp theo, các chính sách và chương trình hành động sẽ hướng nhiều hơn trong nhóm nguy cơ TNGT ở trẻ em.

Ông: Nguyễn Phương Nam chia sẻ về các chương trình phòng chống TNTT, bài học kinh nghiệm và các chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới trong phòng chống TNTT tại Việt Nam. Thay mặt cho tổ chức WHO, ông cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cũng chương trình phòng chống TNTT tại Việt Nam với vai trò là nhà tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án PC TNTT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội thảo diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu. Kết quả thảo luận được đánh giá cao và là cơ cở để các nhà hoạch định đưa ra các chính sách và giải pháp hiệu quả hơn trong công cuộc phòng chống TNTT tại Việt Nam trong tương lai.