TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH

    VÀ PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG

Phòng ngừa bạo lực ở thanh thiếu niên

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bạo lực thanh thiếu niên là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu, bao gồm một loạt các hành vi như bắt nạt, đánh nhau, tấn công tình dục và nghiêm trọng hơn là hành vi giết người. Trên thế giới, ước tính mỗi năm có 200,000 vụ giết người xảy ra trong lứa tuổi thanh thiếu niên (10 đến 29 tuổi) và đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 thế giới, tỷ lệ này khác nhau đáng kể giữa các nước. Trong đó, 83% nạn nhân là nam giới và trong tất cả các nước thì thủ phạm là nam giới cũng chiếm đa số. Cũng theo WHO, từ năm 2000 – 2012. Tỷ lệ bạo lực giết người trong lức tuổi thanh thiếu niên đã có chiều hướng giảm ở hầu hết các nước, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở các nước thu nhập thấp và trung bình. 

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đề xuất chương trình phòng ngừa bạo lực thanh thiếu niên, cụ thể là:

  • Thiết kế các chương trình về kỹ năng sống và phát triển xã hội để giúp trẻ em và thanh thiếu niên kiểm soát tốt cảm xúc giận giữ, kỹ năng giải quyết xung đột và giải quyết vấn đề;
  • Chương trình phòng chống bắt nạt học đường;
  • Chương trình hỗ trợ cho phụ huynh và dạy kỹ năng làm cha mẹ;
  • Chương trình giáo dục mầm non;
  • Chương trình giáo dục cho thanh thiếu niên có nguy cơ tiếp xúc với bạo lực;
  • Hạn chế tiếp xúc với rượu, bia;
  • Can thiệp để giảm việc sử dụng có hại của thuốc;
  • Hạn chế chính sách sử dụng và mua bán vũ khí;
  • Định hướng các vấn đề chính sách sát với thực tế cộng đồng;
  • Can thiệp giảm nghèo và nâng cao môi trường đô thị.

(Nguồn WHO_2015)